VỤ ÁN X NẰM TRONG HỒ SƠ SIÊU NHIÊN CỦA TRUNG QUỐC ĐÁNG SỢ TỚI CỠ NÀO?





 VỤ ÁN X NẰM TRONG HỒ SƠ SIÊU NHIÊN CỦA TRUNG QUỐC ĐÁNG SỢ TỚI CỠ NÀO?

Câu chuyện bắt nguồn từ một vụ thả.m s.á.t trên đường Vũ Ninh, Thượng Hải vào năm 1956. Ban đầu, cảnh sát xác nhận nguyên án của vụ án là vì một đặc vụ của Quốc dân đảng họ Lâm bị tiết lộ danh tính. Vì sợ tội, anh ta đã gi.ế.t vợ và con trai mình trước khi t.ự s.á.t.
Tuy nhiên, ở hiện trường vụ án, cảnh sát không tìm thấy x.á.c của cả 3 người. Kể từ đó, vụ án nhà số 37 của Lâm gia dần trở thành vụ án bí ẩn nhất Trung Quốc, ngôi nhà cũng được sang tên đổi chủ và được bán cho một gia đình khác. Tuy nhiên vài năm sau, khi tin tức về vụ án này đã dần lắng xuống, vào một buổi đêm muộn, Cục Công an Đường Vũ Ninh đã nhận được một cuộc gọi bí ẩn. Đầu bên kia điện thoại thoạt nghe có tiếng thở dốc. Sau đó, một giọng nói lạ cất lên, không phân biệt rõ nam nữ, nói rằng: “Tôi đã gi.ế.t người, giờ đến đầu hàng. Hiện trường vụ án m.ạ.ng là ngôi nhà số 37 Lâm Gia Trang.”
Vị cảnh sát trực ban hôm đó lập tức báo cáo với trưởng phòng rồi điều động đội ngũ xuống hiện trường gây án. Con đường Vũ Ninh hồi đó chỉ là một con đường đất với những ổ gà lầy lội. Gần ngôi nhà số 37 Lâm Gia Trang hầu hết là các nhà kho của nhà máy và một số trang trại với số lượng dân cư vô cùng thưa thớt. Khi đội ngũ cảnh sát tới nơi, vừa đẩy cửa bước vào thì phát hiện cửa gỗ đã bị chặn từ bên trong. Lúc này, có một vài người dân địa phương được mời đến đã tiết lộ có một cặp vợ chồng và hai đứa trẻ sống trong ngôi nhà này, họ của nam chủ nhân là họ Diệp. Tuy nhiên, loay hoay suốt một tiếng mà vẫn không thể mở được cửa, một cậu cảnh sát trẻ trong đội đã tình nguyện đi trước, cầm theo đèn pin và nhảy vào bên trong thông qua đường cửa sổ. Tuy nhiên sau khi vào nhà, chẳng hiểu sao chiếc đèn pin trên tay cậu ta lại không thể bật sáng được nữa. Theo lời của cậu cảnh sát trẻ sau này kể lại, lúc ấy cậu chỉ cảm thấy dưới chân ướt sũng, trong phòng có mùi tanh nồng.
Khi tìm được công tắc đèn, cậu cảnh sát nhanh chóng lần mò và bật công tắc thì phát hiện một lớp màu đỏ sẫm trên mặt đất. Thời điểm đội ngũ cảnh sát ập vào trong, tất cả những người có kinh nghiệm đều nhận định đây là m.á.u người. Nhưng điều kỳ lạ là họ không tìm thấy một xác ch.ế.t nào trong tòa nhà này, thậm chí không một dấu chân trên nền đất dính m.á.u. Theo bác sĩ pháp y phân tích: Từng này lượng m.á.u phải thuộc về ít nhất 6 người, nhưng chỉ có 4 người nhà họ Diệp sinh sống ở đây, vậy m.á.u này là của ai? Với rất nhiều nghi vấn như vậy mà lại không thể tìm thấy thủ phạm, đội ngũ cảnh sát chỉ có thể tạm thời đóng cửa ngôi nhà kỳ lạ này. Mãi đến 1 tháng sau khi vụ việc xảy ra, vụ án mới được lật lại khi có một vài người dân địa phương báo cáo: Họ nhìn thấy những đứa trẻ đang chơi xung quanh ngôi nhà số 37 của Lâm Gia Trang, và cánh cửa gỗ đã bị mở.
Cảnh sát lại đến hiện trường một lần nữa để kiểm tra vì nghi ngờ có thể trộm đã đột nhập vào đây. Ngay khi họ bước vào, một vài người đã cảm thấy kinh sợ khi nghe thấy tiếng trẻ con cười đùa trên tầng hai vang vọng khắp ngôi nhà cổ. Lúc đó trời đã vào giữa trưa, mọi người vừa đói lại vừa mệt. Sau khi đi lên tầng hai theo âm thanh lạ, họ chỉ phát hiện một chiếc ô tô đồ chơi đang bị rung lắc ở đó. Đáng nói là chiếc xe này rõ ràng vừa nãy vẫn còn nằm ở khe cửa tầng một, sao giờ lại xuất hiện trên tầng 2? Tuy nhiên vì không phát hiện được manh mối gì, lại là những người vô thần nên mặc dù trong lòng cảm thấy bất an, đội ngũ cảnh sát vẫn quay về văn phòng báo cáo tình hình bình thường cho trưởng phòng. Vậy nhưng, chỉ mười ngày sau, một người hàng xóm sống bên cạnh ngôi nhà số 37 báo rằng: Tầng 2 của ngôi nhà đêm qua đột ngột bật đèn. Lúc đó, đội trưởng đội cảnh sát chắc chắn có người lẩn trốn bên trong nên quyết định thành lập một đội đặc nhiệm nhằm phục kích đối phương trong đêm. Quả nhiên đêm đó, đèn trên tầng hai của ngôi nhà thực sự bật sáng.
Đội ngũ cảnh sát đang mai phục lập tức hành động, hai người canh ở ngoài không cho tên trộm chạy thoát, 3 người khác vào trong nhà. Sau khi vào cửa, họ đột nhiên phát hiện: Vết m.á.u trên mặt đất không còn nữa? Đèn trên tầng hai vẫn sáng, nhưng 3 người cảnh sát không còn quan tâm đến những chuyện kỳ lạ này nữa, họ xông thẳng lên trên. Chẳng ai để ý cánh cửa gỗ ở tầng 1 từ từ đóng chặt lại khiến hai người ở ngoài không có cách nào có thể mở được. Trong lúc này, người đi đầu trong 3 người đang lao về phía trước với tốc độ nhanh thì đột ngột sững lại. Hai người đi sau nhìn người kia kinh hãi quay đầu, chỉ về phía cảnh tượng đáng sợ nhất mà họ từng thấy trong đời: Có một bàn ăn lớn đang được đặt ở giữa phòng khách trên tầng 2. Một cánh tay trắng như tuyết từ trên bàn ăn buông xuống, m.á.u đỏ tươi nhỏ từng giọt xuống sàn. Hai người đi đằng sau vội vàng quay lưng bỏ chạy, vừa đi vừa hét: “Có ma”, không hề để ý người đi đầu lúc nãy như bị thôi miên mà đi vào căn phòng khách này.




Những người ở ngoài đã phải dùng tới xà beng mới nạy được cửa. Họ chạy vào ngay sau khi nghe thấy tiếng hét, nhưng trong số ba cảnh sát bước vào nhà lúc đó chỉ còn lại hai người. Kể từ đó, ngôi nhà số 37 Lâm Gia Trang dần trở thành địa điểm cấm mà không một ai ở Thượng Hải muốn nhắc tới. Vậy nhưng, câu chuyện về nó vẫn chưa thể kết thúc. Vào mùa đông năm 1958, một vài người dân Thượng Hải đã báo cáo với công an rằng có một đạo sĩ của Yiguandao họ Từ đang lén lút sống trong ngôi nhà đã bị niêm phong này. Yiguandao là một trường phái Đạo giáo được thành lập vào thời nhà Thanh, vào thời hoàng kim, Đạo giáo này có hơn 1144 đền thờ trên toàn quốc với hơn 3 triệu tín đồ, giúp nó trở thành một trong những tổ chức Đạo giáo lớn nhất vào những năm đó.
Khi bị bắt, vị đạo sĩ họ Từ lắp bắp khai rằng mình được nam chủ nhân của Lâm Gia Trang số 37 là Diệp Tiên Quốc cho phép vào ở. Vậy là vụ án g.i.ế.t không có manh mối suốt hai năm lại một lần nữa nổi lên: Chủ nhân nhà họ Diệp chưa c.hế.t? Ngay lập tức, cảnh sát chú ý đến manh mối mà đạo sĩ họ Từ cung cấp thêm: Tôi biết Diệp Tiên Quốc từ khi còn nhỏ, lần đầu tiên tôi gặp anh ta là vào năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 13. Người thẩm vấn mắng anh ta nói dối, bởi vì trong hồ sơ, Diệp Tiên Quốc sinh năm 1933 (tức năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 22).
Nhưng đạo sĩ họ Từ thề rằng ông đã Diệp Tiên Quốc xuất hiện ở quê hương mình tại núi Phục Ngưu, tỉnh Hà Nam. Hơn nữa, gần đây ông ta còn gặp lại Diệp Tiên Quốc một lần, đó là vào tháng 11 năm 1956 tại chùa Phật Ngọc. Điều kỳ lạ là không hiểu vì lý do gì mà khuôn mặt của người kia trông trẻ hơn rất nhiều so với những năm trước. Tuy nhiên, khi vụ án còn chưa có lời giải đáp thì họ Từ đã c.h.ế.t bất đắc kỳ tử trong ngục. Ba người bị giam cùng họ Từ đều khai cùng một lời khai: Đêm đó, họ thấy họ Từ ngồi đối mặt với bức tường, có cảm giác như một người đ.i.ê.n vì ông ta nói rất nhiều điều vô nghĩa, tựa như tiếng tranh cãi và van xin. Khi tỉnh dậy vào ngày hôm sau, mặc dù họ Từ vẫn ngồi quay mặt vào tường, nhưng họ phát hiện ông ta đã c.h.ế.t, không có dấu hiệu nhiễm độc và khuôn mặt vẫn hồng hào.
Nhân chứng đã mất, cuối cùng, cảnh sát phải đến quê hương của Diệp Tiên Quốc để điều tra. Kết quả họ đã có một phát hiện rất đáng kinh ngạc: Cha của Diệp Tiên Quốc cũng được gọi là Diệp Tiên Quốc, ngay cả ông nội của anh ta cũng được gọi là Diệp Tiên Quốc. Hơn nữa, cả cha và ông nội đều không có trong danh sách t.ử v.o.ng được phường xã ghi lại. Đồng thời, cảnh sát cũng phát hiện Lâm Gia Trang có thêm vô số những bước tiến mới. Vào những năm 1950, để mang lại lợi ích cho tầng lớp lao động, Thượng Hải bắt đầu xây dựng các làng công nhân mới. Khi các công nhân xây dựng chuyển đến ở tạm tại Lâm Gia Trang số 37, họ đã đào một cái giếng lớn 3m dưới lòng đất và tình cờ phát hiện bên dưới chính là thi thể của vợ và 2 con Diệp Tiên Quốc. Vì vậy, họ đã báo công an, khiến nghi vấn Diệp Tiên Quốc là kẻ s.á.t nhân đã tăng gấp đôi và cảnh sát đã lệnh truy nã loại A đối với ông ta.






Khi bác sĩ pháp y bắt đầu mổ xẻ ba t.h.i th.ể thì phát hiện ra mặc dù ba người không còn sống, vậy nhưng x.á.c không hề bị t.h.ối r.ữa, gần giống như người sống. Bị truy nã toàn quốc, cuối cùng Diệp Tiên Quốc bị bắt tại Giang Tây ngay sau đó. Do tính chất đặc biệt của vụ án, ông ta bị giam trong một xà lim đặc biệt. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm vấn, Diệp Tiên Quốc dường như mắc một chứng bệnh lạ: Không nói lời nào, chỉ nhìn chằm chằm trần nhà với đôi mắt vô hồn, chưa bao giờ ăn uống.
Một tháng sau, vì tổ công tác và các chuyên gia của Bộ Công an không có manh mối nên phải đưa ông ta đi giám định t.â.m th.ầ.n. Khi chụp ảnh CT não của Diệp Tiên Quốc, tất cả mọi người đều có vẻ mặt đều kinh hãi, đó là bởi vì ông ta không có mô n.ã.o! Một kẻ “không có não” như vậy thì có còn được coi là người sống không? Vào tháng 4 năm 1959, một ngày trước Lễ Thanh minh, cảnh sát đã đưa Diệp Tiên Quốc tới ngôi nhà Lâm Gia Trang số 37 để nhận định hiện trường lần cuối. Tối hôm đó, gió thổi rất mạnh, khi đặt chân tới cửa nhà số 37, Diệp Tiên Quốc đột nhiên bật cười. Một lớp sương mù đột nhiên xuất hiện xung quanh ngôi nhà số 37, thậm chí cảnh sát dường như còn nhìn thấy ánh sang lập lòe trong đó. Sau khi sương mù tan biến, Diệp Tiên Quốc đột ngột biến mất và ba cảnh sát đang đứng gần ông ta cũng hôn mê theo.
Sau đó, theo hồi ức của vị cảnh sát, trong đám sương mù, hình ảnh hiện trường của ngôi nhà số 37 thực sự xuất hiện trở lại, sàn nhà dính đầy m.á.u tươi cùng những tiếng cười của hai đứa trẻ phát ra từ tầng hai. Vậy là vụ án g.i.ế.t người lại đi vào đường cụt. Diệp Tiên Quốc là ai? Điều gì đã xảy ra? Có rất nhiều suy đoán về vụ án này. Có người cho rằng đây chỉ là một vụ án g.i.ết người bình thường bị thổi phồng lên bởi công chúng, nhưng cũng có người cho rằng Diệp Tiên Quốc đã sử dụng vợ và con của mình để hoàn thành nghi lễ "thay hình đổi dạng" hay còn gọi là lễ "lên trời và trường sinh bất tử".

Sưu tầm
Nguyễn Khoa Đăng

Kết nối, học hỏi, thành công

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của mình, hi vọng nội dung bài viết làm bạn hài lòng!

Mới hơn Cũ hơn